Đọc: 1 Cô-rinh-tô 15:30-38
Vật gì anh gieo, nếu trước hết không chết đi thì không sống lại được. c.36
Cuối thế kỷ thứ 4, người theo Đấng Christ không còn bị làm mồi cho sư tử để làm trò tiêu khiển cho công dân La-mã. Nhưng những trò thi đấu chết người thì cứ tiếp diễn cho đến ngày một người đàn ông nhảy ra khỏi đám đông với sự gan dạ nỗ lực cố ngăn cản hai đấu sĩ giết hại lẫn nhau.
Ông tên là Telemachus. Là một tu sĩ ẩn dật, ông đến Rôma để nghỉ ngơi nhưng lại không thể chịu nổi sự đỗ máu của những trò thi đấu phổ biến thời bấy giờ. Theo vị giám mục thứ 5 và nhà sử gia Theodoret thì Telemachus đã la lớn để ngăn chặn bạo lức nhưng ông bị đám đông ném đá đến chết. Hoàng đế Honorius nghe về hành động dũng cảm của ông và ra lệnh chấm dứt các trò thi đấu.
Có lẽ một vài người thắc mắc về Telemachus. Phải chăng hành động của ông là cách duy nhất để phản đối bi kịch thể thao đẫm máu? Sứ đồ Phaolô tự hỏi chính mình câu tương tự “Tại sao chính chúng ta giờ nào cũng phải đối diện với nguy hiểm?” (1Cô.15:30). Trong 2 Cô-rinh-tô 11:22-33, ông ghi lại một số công việc khó nhọc của ông vì tình yêu của Đấng Christ, mà một trong những việc đó có thể giết ông. Tất cả những điều đó có đáng không?
Trong tâm trí của Phaolô vấn đề đã được xác định. Đầu tư kinh d0anh sẽ sớm kết thúc, còn đối với sự tin kính kéo dài mãi mãi là một sự đầu tư tốt đẹp. Qua sự sống lại, khi sống với danh nghĩa của Đấng Christ và người khác là hạt giống dành cho sự sống đời đời thì chúng ta không bao giờ phải hối tiếc.
Cha ơi, xin cho chúng con sự can đảm để sống và hành động bày tỏ tình yêu của Chúa Giêxu khiến cuộc đời chúng con nên khác biệt. Xin giúp chúng con không đánh đổi giá trị đời đời để lấy sự thoải mái và tiện lợi.
Đã đến lúc đầu tư cho cõi đời đời.
* Trích Lời Sống Hằng Ngày