Đọc: Thi Thiên 141:1–3

Hãy cư xử với nhau cách nhân từ và dịu dàng. Ê-phê-sô 4:32

Khi còn nhỏ, tôi là độc giả cuồng nhiệt của loạt truyện Xứ Sở Oz của nhà văn L. Frank Baum. Gần đây, tôi tình cờ nhìn thấy quyển Rinkitink ở xứ Oz với cả bức vẽ nguyên gốc. Tôi lại bật cười trước trò hề của vị vua Rinkitink tốt bụng, nhiệt thành của nhà văn Baum, vị vua thể hiện lòng tốt của mình một cách rất thực tế. Hoàng tử trẻ Inga mô tả đúng nhất về ông: “Tấm lòng vua nhân từ và mềm mại, và điều đó còn tốt hơn sự khôn ngoan bội phần.”

Thật giản dị và tinh tế làm sao! Tuy vậy, có ai chưa làm tổn thương người mình yêu quý bằng lời nói cay nghiệt? Khi nói những lời như vậy, chúng ta đã khuấy động quãng thời gian êm đềm và phá hủy biết bao điều tốt đẹp đã làm cho người mình yêu. Hanah More, một tác giả người Anh trong thế kỷ 18 đã nói “Một sự tàn nhẫn nhỏ để lại một tổn thương lớn.”

Đây là tin tốt lành: Ai cũng có thể sống nhân từ. Có thể chúng ta không đủ khả năng giảng một bài giảng đầy khích lệ, trả lời những câu hỏi hóc búa, hay truyền giáo cho nhiều người, nhưng tất cả chúng ta đều có thể sống nhân từ.

Bằng cách nào? Qua sự cầu nguyện. Đó là cách duy nhất khiến tấm lòng chúng ta trở nên mềm mại. “Lạy Đức Giê-hô-va, xin gìn giữ miệng con và canh cửa môi con. Xin đừng cho lòng con hướng về điều xấu xa để tham dự vào việc gian ác [hay tàn nhẫn]” (Thi. 151:3-4).

Trong một thế giới mà yêu thương đã trở nên nguội lạnh, thì một cử chỉ nhân từ xuất phát từ tấm lòng giống Chúa là một trong những điều đem đến sự chữa lành và ích lợi nhất mà chúng ta có thể dành cho người khác.

Lạy Chúa, xin tha thứ cho con khi con giận dữ. Xin làm cho lòng con mềm mại và giúp con dùng lời nói để nâng đỡ người khác.

Nhận thức rằng Đức Chúa Trời yêu tôi vô bờ bến sẽ thúc đẩy tôi bước vào thế giới để yêu thương người khác y như vậy. Osward Chambers

* Trích Lời Sống Hằng Ngày