Đọc: Mác 15:19-20, 33-39

Thật người nầy là Con Đức Chúa Trời! Mác 15:39

Ở nhà thờ nơi tôi nhóm lại, có một cây thập tự lớn được đặt ngay trước phòng nhóm, tượng trưng cho thập tự giá khi xưa nơi Chúa Jêsus chịu chết—là nơi giao nhau giữa tội lỗi của chúng ta và sự thánh khiết của Ngài. Nơi đó Đức Chúa Trời để Con toàn hảo của Ngài chịu chết vì cớ mọi việc làm, lời nói và suy nghĩ sai quấy của chúng ta. Trên thập giá, Chúa Jêsus hoàn tất công tác cần thiết để cứu chúng ta khỏi sự chết mà chúng ta đáng phải chịu (Rô-ma 6:23).

Nhìn cây thập tự khiến tôi suy nghĩ đến những gì Chúa Jêsus đã chịu vì tôi. Trước khi bị đóng đinh, Ngài đã bị người ta đánh đập và khạc nhổ. Những tên lính đã dùng gậy đánh vào đầu Ngài và quỳ xuống thờ phượng Ngài cách giễu cợt. Họ muốn bắt Ngài tự vác cây thập tự của mình đến nơi họ sẽ hành hình Ngài, nhưng Ngài không còn đủ sức sau những lằn roi tàn bạo. Tại Gô-gô-tha, họ đóng đinh thân thể Ngài vào cây thập tự rồi dựng lên khiến những vết thương ấy bị sức nặng của cơ thể dằn kéo. Sáu tiếng sau, Chúa Jêsus trút hơi thở cuối cùng (Mác 15:37). Một viên đội trưởng chứng kiến cái chết của Chúa Jêsus đã tuyên bố: “Thật người nầy là Con Đức Chúa Trời!” (c.39).

Mỗi khi nhìn thấy biểu tượng thập tự giá, hãy suy nghĩ đến ý nghĩa của hình ảnh đó đối với bạn. Con Đức Chúa Trời đã chịu đau đớn và chết trên thập tự giá rồi sống lại để đem lại sự sống đời đời.
Chúa Jêsus yêu dấu ơi, con không đủ lời để cảm ơn Ngài vì đã mang lấy tội lỗi của con khi Ngài chịu chết trên cây thập tự. Con nhận biết sự hy sinh của Ngài, và con tin nơi năng quyền phục sinh của Ngài.
Thập tự giá của Đấng Christ cho thấy tội lỗi kinh khiếp nhất của chúng ta và tình yêu cao cả nhất của Đức Chúa Trời.

Chú Giải: Trong hai trích đoạn của phần Kinh Thánh hôm nay, chúng ta chứng kiến sự bất công và kinh khiếp của việc Chúa Jêsus chịu đóng đinh. Câu 19–20 cho thấy sự sỉ nhục nặng nề mà Chúa Jêsus phải chịu trước khi bước lên cây thập tự. Những tên lính La Mã đã cười nhạo, đánh đập và nhổ trên Ngài. Sau đó, sự tối tăm siêu nhiên bao trùm khắp đất (c.33–39). Nhiều nhà thần học tin rằng chính giờ phút đó mối thông công đời đời giữa Ba Ngôi Đức Chúa Trời—Cha, Con và Thánh Linh—đã bị gián đoạn khi Đức Chúa Con mang lấy tội lỗi thay cho chúng ta để chúng ta có thể bước vào trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Cha đã xây khỏi Ngài và trong cơn đau đớn, Đấng Christ đã kêu lên rằng: “Đức Chúa Trời của Con, Đức Chúa Trời của Con, sao Ngài lìa bỏ Con?” Nhưng chính bởi lòng yêu thương cứu chuộc của Đức Chúa Trời mà chúng ta sẽ

* Trích Lời Sống Hằng Ngày